Mẹ cần biết: Bé tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì
Bé bị tiêu chảy là tình trạng trẻ bị đi ngoài nhiều lần, hay xảy ra nhất ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Mẹ cảm thấy lo lắng khi con trẻ nhà mình bị tiêu chảy thường xuyên, và không biết rằng, bé tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì. Những lời khuyên dưới đây của Antibio Pro Vietnam sẽ giúp ích cho mẹ tìm được chế độ ăn phù hợp với trẻ.
Nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy
- Mẹ vẫn cho bé bú bình thường và đều đặn trong trường hợp bé còn trong giai đoạn bú mẹ.
- Nếu bé không bú sữa mẹ mà dùng sữa công thức, hãy tăng số lần ăn trong ngày và tùy vào tình trạng sức khỏe của bé
- Đối với trẻ đã ăn bổ sung: cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Bao gồm tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày), và nên chế biến một cách dễ ăn, dễ tiêu hóa.
- Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.
- Bên cạnh đó, bù nước đầy đủ cho trẻ để phòng tránh mất nước.
Bé tiêu chảy nên ăn gì?
Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ
- Với trẻ bú sữa mẹ: Với tình trạng này, sữa mẹ là tốt nhất khi trẻ bị tiêu chảy. Bú mẹ giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy, trẻ bị tiêu chảy nhanh khỏi hơn, đồng thời bù lại lượng nước mất do bị tiêu chảy. Vì thế, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, thậm chí là nhiều lần trong ngày.
- Với trẻ sử dụng sữa công thức: vẫn có thể cho trẻ ăn loại sữa mà trước đó trẻ vẫn ăn (sữa bò, sữa bột,...), nhưng mẹ lưu ý phải cho trẻ ăn từ từ và chia ra nhiều bữa trong ngày. Về khoảng cách giữa các bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn ít nhất 3 giờ một lần. Nếu trẻ bú bằng bình thì cần pha loãng hơn một chút (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước).
Trẻ bị tiêu chảy từ 6 tháng tuổi trở lên
Trong giai đoạn này, bé tiêu chảy nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể tiếp tục cho trẻ ăn như bình thường. Tiêu chảy thường sẽ biến mất theo thời gian mà không cần thay đổi hoặc điều trị. Nhưng khi bé bị tiêu chảy nên ăn theo chế độ ăn tham khảo này:
Chế độ dinh dưỡng cho bé tiêu chảy từ 6 tháng tuổi trở lên
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
- Một số loại thực phẩm dễ tiêu hóa được khuyến nghị như: Thịt bò nướng hoặc nướng, thịt lợn, thịt gà, cá hoặc gà tây; trứng nấu chín. Chuối, táo và các loại trái cây tươi khác. Các sản phẩm bánh mì làm từ bột mì trắng, tinh chế, mì ống hoặc cơm trắng. Ngũ cốc như kem lúa mì, farina, bột yến mạch và bánh ngô. Các loại rau nấu chín, chẳng hạn như cà rốt, đậu xanh, nấm, củ cải đường, măng tây, bí đỏ và bí ngòi gọt vỏ. Để ý rằng, hãy loại bỏ tất cả các hạt và vỏ trước khi cho bé ăn nhé. Một số món tráng miệng và đồ ăn nhẹ, chẳng hạn bánh ngọt, bánh quy.
- Không bỏ qua chất béo: Bữa ăn cho trẻ vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần. Vì trẻ đang bị đi ngoài, mẹ nên thay mỡ bằng các loại dầu ăn thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương,…
- Mẹ cũng cần ghi nhớ rằng: với trẻ bị tiêu chảy, ưu tiên số một là bù nước. Cứ sau mỗi lần đi tiêu, mẹ phải cho trẻ bị đi ngoài uống bù nước ngay. Loại nước thích hợp dành cho bé bị tiêu chảy trong giai đoạn này là nước dừa hay nước cháo loãng.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì
- Trẻ nên tránh một số loại thức ăn khi bị tiêu chảy, bao gồm thức ăn chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến hoặc thức ăn nhanh, bởi dầu chất béo khi chiên rán khó tiêu hơn và có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
- Hạn chế hoặc cắt bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa khác nếu chúng làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn hoặc gây đầy hơi và chướng bụng.
- Bé nên tránh các loại trái cây và rau có thể gây ra khí trong ruột, chẳng hạn như bông cải xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận khô, đậu gà, rau lá xanh và ngô.
- Trẻ cũng nên tránh thức uống có caffein và có ga vào thời điểm này, vì chúng sẽ khiến trẻ bị đầy hơi khó chịu, dễ bị no bụng nên ăn uống kém hơn.
- Khi trẻ sẵn sàng ăn lại thức ăn thông thường, hãy thử cho trẻ ăn: Chuối, bánh quy, thịt gà, mỳ ống, ngũ cốc gạo.
Bé bị tiêu chảy, mẹ nên ăn gì
Nhiều mẹ lầm tưởng rằng phải kiêng khem ăn khi con mình bị tiêu chảy, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến bé có nguy có mất chất dinh dưỡng và khó phục hồi nhanh chóng. Thay vào đó, hãy duy trì chế độ ăn lành mạnh bằng những công thức và thực phẩm sau:
- Chế độ ăn BRAT
Đây là chế độ ăn ít đạm, ít béo, dễ tiêu hóa cho mẹ: B – Banana (Chuối); R – Rice (Gạo); A – Apple (Táo); T – Toast (Bánh Mì)
Ngoài ra, các thực phẩm mềm, ít chất xơ và hấp thụ nhanh phù hợp cho mẹ còn có: thịt gà đã bỏ da, trứng nấu chín, bánh quy, đậu trắng, khoai tây
- Sữa chua
Bình thường dạ dày bé tồn tại rất nhiều lợi khuẩn giúp tiêu hóa thức ăn. Đây còn là đội quân chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn vào cơ thể. Khi trẻ bị tiêu chảy, một lượng lớn lợi khuẩn này bị mất đi. Vì vậy, sữa chua lại là lựa chọn phù hợp giúp trẻ giảm thời gian tiêu chảy. Mẹ lưu ý chọn các loại sữa chua không đường hoặc ít đường nhé.
- Các loại rau củ quả sạch
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Những chất này giúp con tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Mẹ hãy ăn nhiều loại rau, củ, quả để con có thể hấp thụ những chất này qua sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên tránh những loại rau quá nhiều chất xơ và ít dinh dưỡng như cần tây, măng.
- Uống nhiều nước
Bé đi ngoài phân lỏng, toàn nước nên sẽ sẽ bị mất nước nhiều. Mẹ cần tăng cường cho bé bú nhiều hơn bằng cách tăng số cữ bú trong ngày. Vì vậy, mẹ hãy uống nhiều nước để tạo nhiều sữa cho con nhé. Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống nước dừa, nước trái cây không đường cũng rất tốt cho con. Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất là bù đủ nước và điện giải đấy mẹ.
Cách giảm triệu chứng khi bé bị tiêu chảy
Một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn để giảm triệu chứng tiêu chảy cho bé đó là sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé.
Thành phần
Lactobacillus acidophilus bột đông khô 1g chứa (1x10^8) vi khuẩn.
Thành phần khác: Corn starch, lactose hydrate, hydroxypropyl cellulose.
Công dụng
Bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Giúp giảm triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, biếng ăn, khó tiêu, đầy hơi, phân sống, táo bón do:
- Dùng thuốc kháng sinh dài ngày
- Loạn khuẩn đường tiêu hóa hoặc ngộ độc thức ăn
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đối tượng sử dụng:
Sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Cách dùng:
- Người lớn: 1 gói x 3 lần/ngày, dùng đường uống.
- Trẻ em: ½ -1 gói x 2 lần/ngày, dùng đường uống. Có thể uống với nước, nước đường hoặc với sữa, uống giữa các bữa ăn.
Tiêu chảy cấp và táo bón: sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ bổ sung lợi khuẩn Antibio Pro liều gấp đôi.
Dự phòng: Người lớn: 1 gói x 2 lần/ngày; Trẻ em: ½ gói x 2 lần/ngày.
Trên đây là những thông tin mà mẹ cần biết khi con mình gặp vấn đề tiêu chảy. Bé tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì là điều thực sự quan trọng trong tiêu hóa trẻ, vì vậy me hãy ghi nhớ những thực phẩm, kinh nghiệm trên nhé.
L.VN.MKT.05.2021.1455
Bài viết có tham khảo truy xuất từ: http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/che-do-an-trong-benh-tieu-chay-cap-tinh-o-tre-em.html